Mô tả sản phẩm
Đồng hồ áp suất máy bơm vữa DH-01
Thông số kỹ thuật:
- Giải đo: Max 15 Bar = 15 kg/cm2 = 10 atm = 1.5 MPa.
- Chống tắc vữa: Có
- Kiểm định: Không (hoặc có)
- Thép không ghỉ.
Hướng dẫn cách đọc các thông số trên đồng hồ áp suất
- Dải đo hay còn gọi là thang đo
Đây là giá trị đo lường lớn nhất của một thiết bị đo thông thường. Chúng hiển thị kết quả đo cao nhất đối với mỗi model khác nhau. Ví dụ: Đồng hồ đo áp suất có thang đo max là 20bar thì nếu áp suất đưa vào vượt ngưỡng này sẽ làm hỏng đồng hồ, hay còn gọi là hiện tượng quá áp.
Theo kinh nghiệm lâu năm về đo lường, BILALO khuyên các bạn nên lựa chọn dãy đo của đồng hồ đo áp suất với hiệu suất khoảng 70% để chúng làm việc hiệu quả với tuổi thọ cao nhất. Chẳng hạn, khi cần sử dụng đo áp suất của hệ thống có giá trị cao nhất khoảng 16-17bar nên lựa chọn đồng hồ có max là 20bar.
- Đơn vị đo
Các đơn vị đo khác nhau như: đồng hồ đo áp suất MPa, Kg/cm2, Bar, Psi, KPa, cmHg, Atm… tất cả chúng có mối liên hệ với nhau theo một tỷ số nhất định. Ví dụ: 1 MPa ~ 10bar ~ 10kg/cm2 ~ 10atm ~ 140psi… Tùy hãng sẽ lựa chọn loại unit nào để in trên mặt hàng hóa vì mỗi khu vực có thói quen sử dụng khác nhau như phương Tây thường dùng bar và Psi, Châu Á thường dùng kg/cm2, Nhật Bản luôn dùng MPa… Hàng phân phối cho nơi nào thường chọn những unit phổ biến để dễ dàng bán vào các nhà máy, khu công nghiệp. Có loại chỉ dùng một dãy đo, cũng có loại trên 1 đồng hồ áp suất có đến 2 hoặc 3 dãy đo, chúng được kí hiệu màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt.
- Ký hiệu cấp chính xác – CCA (Cơ sở tính sai số) của đồng hồ đo áp suất
Vì đồng hồ đo áp suất có CCX càng thấp giá thành càng cao do chúng có các chi tiết bên trong được gia công và thiết kế đặc biệt và chúng có vạch chia rất nhuyễn (hay gọi là test gauge). Và mỗi hãng có kí tự khác nhau như: Wika là CL 1.0, CL 1.6, CL 0.25, hàng Yamaki Taiwan thường là KI 1.0, KI 1.6… Mỗi chữ in trên mặt đồng hồ áp suất đều có ý nghĩa riêng của nó, trong trường hợp máy móc cần loại có thang đo nhuyễn bạn phải mua loại có CCX thấp.
- Chất liệu sản phẩm
Đồng hồ đo áp lực bao gồm các kiểu như sau : Toàn bộ bằng inox, Vỏ inox – ống bourdon và chân ren đồng, Vỏ thép – ống và ren đồng. Đây là những loại phổ biến nhất, ngoài ra còn có vật liệu nhựa PP, Kynar… cho các yêu cầu vô cùng khắc nghiệt về môi trường làm việc cũng như mục đích an toàn tuyệt đối. Trên mặt in thang đo thường có ghi loại vật liệu 2 bộ phận quan trọng nhất là bourdon và chân kết nối, như: 316SS, 316L, ANSI 316, BRASS… với các loại chất lỏng hoặc khí có độ ăn mòn cao thì không thể mua loại có vật liệu đồng bạn nhé!
- Xuất xứ
Một số loại dong ho do ap suat trên mặt có “Made in Germany , Italy, Japan, Taiwan…” còn một số không có. Trên thị trường có nhiều loại in trên mặt về nước sx khá mập mờ như chỉ ghi : Holland (hoặc Holand), Japan, France, Taiwan, Korea… mà không có dòng “MADE IN” trước đó. Những trường hợp này bạn cần chú ý hơn khi mua để tránh rủi ro mua hàng “giá châu Âu” nhưng thực tế chất lượng nằm ở công nghệ không cao của các nước như: China, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan… Tuy nhiên mỗi mục hàng luôn có một mã code (part number) quốc tế để giúp bạn có thể kiểm tra nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa. Con số này có thể in hẳn trên mặt (như hình áp kế Wika ở trên) hoặc khắc laser trên phần thân inox, cúng có thể là trên nhãn mác của hộp giấy. Mọi sự cẩn thận tìm hiểu đồng hồ đo áp suất trước khi mua hàng luôn mang lại cho bạn an toàn và sự an tâm cao nhất
- Đường kính mặt đồng hồ áp suất
Một số kích cỡ tiêu chuẩn như sau: 6″=150mm, 4″=100mm, 2.5″=63mm, 2″=50mm…
Với các máy móc có vị trí quan sát cao và xa nên chọn loại có đường kính mặt lớn để có thể quan sát chính xác các giá trị đo
- Kích cỡ chân ren:
Các thông số chân ren như sau: 1/2″=21mm, 3/8″=17mm, 1/4″=13mm, 1/8″=9mm… Trong đó có 2 kiểu ren cơ bản là NPT và BSP.
Với những thông tin trên, chắc chắn bạn đã mua được sản phẩm đúng như ý muốn của mình.
Chúc các bạn tìm được loại đồng hồ áp suất có chất lượng tốt với giá thành tốt nhất!