Hình ảnh phun vữa chống cháy tại dự án tòa nhà BRG Trần Quang Khải Hà Nội
Để đáp ứng yêu cầu phòng cháy theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì sử dụng vữa chống cháy là một phương pháp tiết kiệm và tối ưu nhất trong việc phòng ngừa cháy. Bởi đây là loại vữa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật về PCCC như có tính chất cảm biến nhiệt, cách nhiệt nhạy bén, tạo ra lớp bọc ngăn chặn lửa nhằm giảm nhiệt độ ngọn lửa giúp cho kết cấu thép luôn đứng vững trong đám cháy trong thời gian từ 30 đến 240 phút. Chính vì thế, vữa chống cháy hiện đang là giải pháp chống cháy hữu hiệu cho kết cấu được hầu hết các doanh nghiệp ưa chuộng để bảo vệ những công trình lớn của mình ngày nay.
Quy trình thi công vữa chống cháy cho kết cấu thép đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật và quy trình nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình. ( Bởi vì thi công vữa chống cháy có một số điểm cần lưu ý hơn so với các loại vữa xi măng thông thường như: độ dày cảu các lớp thi công, độ hòa trộn, …) Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn quy trình thi công vữa chống cháy cho kết cấu thép an toàn, hiệu quả, tiến độ.Thi công vữa chống cháy cho kết cấu thép
Vữa chống cháy (Thạch cao Vermiculite) có thành phần có thành phần Vermiculite, gốc xi măng Portland kết hợp với các phụ gia, tỷ trọng thấp được thiết kế để chống cháy cho nội thất và ngoại thất trên bê tông và kim loại. Các lĩnh vực ứng dụng được đề xuất bao gồm ống thông gió, các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, cơ sở dược phẩm, nhà máy giấy và bột giấy, dàn khoan ngoài khơi, hạt nhân và nhà máy điện thông thường, nhà máy, nhà kho, các cơ sở thể chế và y sinh.
Cấu kiện thép là một trong những loại cấu kiện được sử dụng rộng rãi trong xây dựng như cột vì kèo, dầm, xà…Khi sử dụng cấu kiện thép sẽ giảm thời gian xây dựng xuống 15-20%, tăng năng suất lao động lên 20-25% và giảm rất nhiều chi phí vận chuyển. Việc chế tạo các cấu kiện thép tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt và thi công. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 550ºC thép mất đi 40% khả năng chịu lực của kết cấu. Khi đó sự ổn định của toàn bộ kết cấu bị mất đi, công trình có nguy cơ bị sụp đổ. Vì vậy việc bọc bảo vệ cho kết cấu thép là việc vô cùng cần thiết để tránh thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Quy trình thi công vữa chống cháy:
Điều kiện thi công lý tưởng khi nhiệt độ không khí > 10ºC, độ ẩm không khí < 85%, không có mưa tạt khi đang thi công.
Bước 1: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại
Bước đầu tiên rất quan trọng, quyết định mức độ thẩm mỹ và khả năng bảo vệ của vữa. Trong xây dựng & công nghiệp, thường sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn. Phải đạt tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
Lưu ý: Trước khi thi công vữa phải kiểm tra lại bề mặt xem sắt thép có còn rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ. Nếu có, hãy dùng xăng xe máy hoặc dầu hôi, dung môi phù hợp để làm sạch.
Tiêu chuẩn để qua bước 2: Bề mặt kết cấu thép phải sạch sẽ và khô ráo.
Bước 2: Thi công lớp lót chống gỉ
- Sơn lót chống gỉ: là loại sơn có độ bám dính tốt, bảo vệ kết cấu sắt thép khỏi các tác nhân gây ăn mòn, giữ cho bề mặt sản phẩm luôn bền màu và sáng bóng – chuyên dùng trong công nghiệp và dân dụng (thép chế tạo máy móc, sắt đường ray, cửa…).
Thành phần chính của sơn lót chống rỉ thường có nhựa alkyd hoặc epoxy, phù hợp với từng bề mặt sắt thép truyền thống hoặc kim loại mạ kẽm. Nhờ đó, sơn có khả năng chống chịu cao và bảo vệ sắt thép hiệu quả trong môi trường dễ bị ăn mòn. giúp tăng độ bám dính giữa bề mặt vật liệu nền và vữa sau khi kết khối, đặc biệt là các kết cấu có lớp mạ kẽm yêu cầu độ bám dính tốt theo thời gian. Bảo vệ bề mặt vật liệu nền, chống rỉ…. - Nên sử dụng máy phun sơn để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Độ dày lớp lót 50μm cho độ bám dính tốt nhất.
Tiêu chuẩn để qua bước 2: Màng sơn phải khô cứng, bám dính chặt. ( 24-48h sau khi thi công)
Bước 3: Thi công lớp lưới thép gia cường
Lưới dập giãn (Lati thép): là loại lưới thép được dập từ tấm thép sau đó kéo giãn bằng công nghệ máy móc hiện đại
- Sử dụng lưới thép có độ dày từ 0,5-1mm, mắt lưới 10-20mm để quấn quanh bề mặt vật liệu, sử dụng đinh bắn trên thép để cố định lớp lưới. Khoảng cách giữa bề mặt vật liệu và lưới thép không được quá 5mm.
Bước 4: Thi công phun vữa chống cháy
- Độ dày chống cháy 12.5-50mm tùy thuộc vào yêu cầu chống cháy
- Thi công bằng phương pháp phun và trát
- Tỉ lệ pha trộn vữa/nước : 1kg/0.8kg cho phương pháp phun và 1kg/0.6kg cho phương pháp trát.
- Phun đều từng lượt khoảng 2-3mm trên bề mặt vật liệu để đạt được độ dày theo định mức và yêu cầu chống cháy.
Tiêu chuẩn để qua bước 4: Độ dày lớp vữa chống cháy cách nhiệt phải khô và đạt độ dày như trong độ dày đã được kiểm định.
Bước 5: Thi công lớp sơn phủ màu
- Nhằm tăng độ thẩm mỹ, chống thấm, chống nấm mốc của vật liệu, đảm bảo công trình có độ thẩm mỹ và an toàn.
- Thi công sau khi thi công lớp vữa ≥ 24h
Tiêu chuẩn chuyển qua bước 5: Lớp vữa+ sơn phủ màu phải khô hoàn toàn , màu sắc đồng đều, bám dính chặt.
Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao công trình
- Sau khi thi công xong, tiến hành nghiệm thu toàn bộ dự án: quy trình, độ dày các lớp…
Hình ảnh phun vữa chống cháy tại dự án tòa nhà BRG Trần Quang Khải Hà Nội