Các mối nguy hiểm khi sử dụng thiết bị cầm tay
- Bộ phận công tác gây chấn thương (cắt, cuốn, văng bắn v.v…).
- Điện giật do máy bị rò điện, dây điện hở v.v…
- Bụi, ồn, rung v.v…
- Gây tia lửa điện, gây cháy nổ (do quá trình gia công phát sinh nhiệt, tia lửa
Nội quy an toàn khi dùng máy điện cầm tay
- Chỉ những người đã được huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động mới được phép sử dụng máy.
- Mỗi máy điện cầm tay phải có sổ theo dõi ghi chép các thông số đo kiểm tra điện trở cách điện định kỳ, ghi chép chế độ bảo dưỡng, sửa chữa máy.
- Khi giao máy cho công nhân, người quản lý máy phải kiểm tra bảo đảm máy đủ chất lượng mới được giao. Không giao máy khi thiếu các bộ phận, chi tiết an toàn hoặc có nghi ngờ về tình trạng hoạt động của máy hoặc máy đã quá hạn kiểm tra định kỳ.
- Phải kiểm tra định kỳ máy ít nhất 1 lần trong 6 tháng, trong đó số đo điện trở cách điện phải đảm bảo không được nhỏ hơn 1,0 M.
- Sử dụng máy trong môi trường phù hợp với đặc tính sử dụng của máy (có cho phép dùng nơi ẩm ướt, nơi có khí cháy nổ, chất ăn mòn, v.v… hay không).
- Khi sử dụng máy phải chú ý làm đúng các yêu cầu nêu trong chỉ dẫn sử dụng máy, giữ gìn máy cẩn thận không để bị va đập, quá tải, bị dơ bẩn hoặc để nhỏ nước, nước mưa hoặc chất lỏng khác bắn vào máy.
- Sử dụng máy ở nơi nguy hiểm về điện (trên cao, dưới hầm, hố, trong bồn, thùng bằng kim loại . . .) phải có người giám sát và trực điện. Phải có biện pháp đề phòng bổ sung như dùng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp hoặc dùng cầu dao tự động bảo vệ dòng điện rò.
- Công việc có phát ra tiếng ồn hoặc rung động mạnh phải làm buồng cách ly hoặc màn chắn ồn, sử dụng kết cấu giảm ồn rung và phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn rung.
- Mỗi máy phải được cấp điện từ 1 cầu dao riêng. Dây dẫn điện của máy phải là loại dây có 2 lớp vỏ bọc cách điện.
- Kiểm tra độ ẩm của động cơ điện, nếu độ ẩm cách điện vượt mức cho phép thì phải sấy khô động cơ cho hết ẩm (thông thường từ 5MW trở lên) mới được phép hoạt động.
- Phải có thiết bị bảo vệ điện như aptomat, khởi động từ, rơ le… Điện áp của thiết bị phù hợp với nguồn điện cung cấp: 1/110V, 1/220V, 3/220V, 3/380V… Nếu điện áp vượt hoặc thấp quá 5% thì phải dùng ổn áp (1 pha hoặc 3 pha).
- Dây dẫn điện từ nguồn tới thiết bị phải phù hợp với công suất của thiết bị. Nếu dây dẫn nhỏ thì phải thay dây khác lớn hơn (Dây nhỏ thì không chịu tải được, dễ gây cháy chập, trung bình 1mm2 tiết diện dây đồng chịu được 5A, nên mua dây điện của những hãng có uy tín và có tiêu chuẩn chính xác).
- Phải lắp đúng chủng loại, đường kính đĩa cắt, đĩa mài, lưỡi cưa, mũi khoan…cho thiết bị
- Trước khi khởi động phải kiểm tra cả phần cơ của thiết bị, xem có trơn tru không, bi (bạc đạn), bánh răng truyền động có bị dơ mòn không? Trước khi chạy có tải, phải chạy thử không tải kiểm tra chiều quay rồi mới lắp đá mài cắt, mũi khoan… Khi thiết bị hoạt động, nếu có hiện tượng đánh lửa ở cổ góp hoặc có tiếng ghì từ… thì dừng ngay để kiểm tra.
- Thường xuyên vệ sinh thiết bị sạch sẽ, bảo dưỡng, kiểm tra chổi than, tránh bụi bẩn Khi thay chổi than phải đúng chủng loại, kích cỡ và chạy thử cho chổi than tiếp xúc đều với cổ góp, sau đó mới được cho ăn tải.
- Khi mất điện thì ngắt luôn cầu dao của thiết bị và cầu dao tổng, đề phòng lúc có điện trở lại sẽ làm hỏng thiết bị.
- Muốn hiểu rõ các nguyên tắc kỹ hơn thì hỏi phòng Kỹ thuật công ty. Chỉ những người có trách nhiệm và trình độ chuyên môn về thiết bị mới được tháo lắp, hiệu chỉnh, sửa chữa…
Các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng thiết bị điện cầm tay
- Xách máy bằng dây nguồn hoặc dùng dây nguồn cột, kéo vật khác.
- Kéo rải dây điện trên mặt sàn nếu không có biện pháp che chắn bảo vệ hoặc nơi kéo dây có nước.
- Để máy nối với nguồn điện mà không có người trông coi.
- Dùng máy quá tải hay quá thời gian qui định.
- Phải cắt nguồn điện vào máy khi:
- Di chuyển máy từ nơi này đến nơi khác.
- Tháo lắp chi tiết, điều chỉnh chi tiết hoặc sửa chữa máy.
- Khi dừng máy (do có sự cố, bị mất điện v.v…).
- Khi kết thúc công việc, khi ngừng việc.
- Khi phát hiện có bất thường trên máy.
- Cấm sử dụng máy khi thấy:
- Hỏng phích cắm, dây điện hoặc ống bảo vệ dây.
- Hỏng nắp che chổi than.
- Công tắc làm việc không dứt khoát.
- Có hồ quang bao quanh cổ góp.
- Có dầu mỡ cháy ở bộ đổi tốc độ hoặc rãnh thông gió.
- Có khói hoặc mùi cách điện cháy.
- Có tiếng ồn, rung, va đập tăng.
- Chi tiết vỏ máy, tay cầm, kết cấu che chắn bị nứt, méo, hỏng.
- Dụng cụ làm việc trực tiếp bị hỏng.
- Bảo quản máy nơi khô ráo, đặt trên giá, giàn, ngăn, kệ… không xếp chồng máy lên nhau nếu không có hộp bao gói.