- HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT ĐIỀU HÒA: Sơ đồ lắp đặt chuẩn với mặt lạnh cũng như cục nóng
I. Lắp đặt dàn lạnh
II. Lắp đặt dàn nóng
- Đo vị trí đặt giá treo, tiến hành lấy dấu.
- Dùng khoan khoan vào vị trí vừa lấy dấu, đóng nở rồi bắt giá.
- Đưa máy lên giá, dùng bulong bắt chặt chân máy vào giá đỡ.
- Tiến hành loe ống và kết nối với dàn nóng.
- Lắp ống nước xả dưới đáy dàn nóng ( đối với máy 2 chiều )
III. Bẫy dầu là gì? tại sao phải có bẫy dầu?
IV. Hút chân không
V. Tiến hành kiểm tra, chạy thử
1. Vì sao nằm điều hòa không đúng cách sẽ bị ốm?
– Bình thường nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36.5-37 độ C, trong khi nhiệt độ ngoài trời có thể cao tới 40-41 độ C và nhiệt độ phòng điều hòa thường duy trì thấp dưới 26 độ C, thậm chí có người đặt thấp đến 18 đọ C. Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng ở mức dao động lớn và đột ngột 8-9 độ C làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Nếu quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên sẽ gây ra những tác dụng không tốt đối với sức khỏe.
– Khi sử dụng điều hòa, độ ẩm trong phòng điều hòa thường khá thấp, thường dao động trong khoảng 40-50%, trong khi độ ẩm ngoài trời cao hơn (thường trên 70%). Đây cũng là nguyên nhân khi ở trong phòng điều hòa da thường khô, mô se và dễ khát nước. Chênh lệch độ ẩm đột ngột cũng làm cho hệ hô hấp, bề mặt da của cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến dễ bị tổn thương.
– Ngồi trong trong phòng điều hòa lâu, nhất là khi ít vận động (khi ngủ, ngồi làm việc, xem ti vi…) dễ làm giảm thân nhiệt đột cơ thể, đặc biệt là các trường hợp ăn uống không đủ dinh dương, đang mắc bệnh … Thân nhiệt cơ thể giảm làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh, phát triển, gây bệnh.
2. Thường mắc bệnh gì khi nằm điều hòa?
Bệnh phổ biến nhất là viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản…) vì mũi, miệng của chúng ta là cửa ngõ quan trọng để vi sinh vật xâm nhập. Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm phế quản, phế quản phế viêm…
3. Sử dụng điều hòa như thế nào cho đúng cách?
Như đã nói ở trên, có 3 nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới sức khỏe khi chúng ta sử dụng điều hòa. Vì vậy, sử dụng điều hòa đúng cách, hạn chế các nguyên nhân trên sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt trong điều kiện nóng bức như hiện nay. Dưới đây là 1 số lời khuyên bổ ích.
– Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: kông nên ra vào phòng điều hòa hoặc bật điều hòa ngay, nhất là khi mới ở ngoài trời nắng về hay vừa vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi. Nên bật quạt để ráo mồ hôi sau đó mới bật điều hòa và bật điều hòa ở nhiệt độ 26-27 oC sau đó có thể giảm dần. Nếu nhiệt độ trên vẫn cảm thấy nóng chúng ta có thể sử dụng thêm quạt gió làm mát cơ thể. Các thế hệ điều hòa mới có chế độ quạt gió đơn thuần, thay vì sử dụng quạt điện, chúng ta có thể sử dụng chế độ quạt gió trước khi bật chế độ làm lạnh.
– Hạn chế tình trạng độ ẩm thấp trong phòng điều hòa bằng cách thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra, chúng ta cũng nên lau sàn nhà bằng rẻ ướt. Hiện nay, ngoài thị trường đã có máy phun nước dạng sương, chúng ta có thể dùng máy này để tạo độ ẩm cho phòng điều hòa. Việc tạo độ ẩm cho phòng điều hòa rất tốt cho trẻ em, nhất là khi mùa đông trời nồm (độ ẩm ngoài trời cao, có thể lên tới 100%) hoặc trời quá rét (độ ẩm thấp).
– Không nên nằm điều hòa quá lâu để tránh làm giảm thân nhiệt cơ thể. Vì thế, chúng ta nên chỉ sử dụng điều hòa khoảng 2 tiếng sau đó tắt và thay vao đó là dùng quạt điện. Việc này vừa tiết kiệm điện (tiền) vừa tốt cho sức khỏe. Trường hợp chúng ta sợ ngủ quên không tắt được điều hòa, chúng ta không đề cơ thể nhiễm lạnh bằng cách chuẩn bị sẵn một cái chăn mỏng. Đối với trẻ, việc nằm điều hòa qua đêm sẽ rất dễ ốm, chúng ta nên nhớ lời khuyên này để chúng ta không phải khổ tâm lo lắng về sức khỏe của các bé.
Ngoài ra, chúng ta nên nhớ thêm một số điểm sau đây:
– Không nên để điều hòa hướng trực tiếp vào vị trí nằm, hướng nằm.
– Đuổi không khí tù đọng trong phòng bằng mở cửa, bật quạt sau mỗi lần sử dụng điều hòa và trước khi sử dụng điều hòa.
– Để điều hòa ở nhiệt độ ổn định, thích hợp trong suốt thời gian sử dụng.
– Vệ sinh phòng điều hòa, máy điều hòa thường xuyên.
– Nên chọn sử dụng điều hòa có chức năng lọc không khí…
10 CÁCH GIÚP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG KHI SỬ DỤNG MÁY LẠNH.
Khi thời tiết trở nên quá nóng bức, rất nhiều gia đình phải sử dụng đến máy lạnh, và điều này cũng có nghĩa là hóa đơn tiền điện hàng tháng sẽ tăng vọt lên đáng kể. Để giúp giảm lượng điện tiêu thụ khi sử dụng máy lạnh, hãy tham khảo 10 mẹo nhỏ dưới đây để sử dụng điều hòa hiệu quả hơn.
Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm
Trong khi ngủ bạn sẽ không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc bạn thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải khoảng 1-2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn. Ngoài ra việc này còn tránh cho bạn bị cảm lạnh, nhất là nhà có trẻ nhỏ.
Xem thêm: Cách dùng máy lạnh để tránh bị cảm
Nên sử dụng máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích nơi bạn ở
Hãy chọn một chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích (hay thể tích) cho căn phòng của bạn. Nếu chưa biết cách chọn công suất máy lạnh theo diện tích hoặc thể tích phòng, hãy đến những cửa hàng bán máy lạnh thật uy tín để được tư vấn thật kỹ trước khi mua. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện khi sử dụng mà còn giữ cho máy luôn được bền và hoạt động ổn định.
Đóng kín cửa khi sử dụng máy lạnh.
Nếu khi sử dụng máy lạnh mà bạn để cửa mở thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
Vệ sinh máy lạnh định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng
Nếu chỉ bảo quản máy tốt thôi thì chưa đủ, để máy hoạt động tốt, bạn cần phải định kì lau chùi máy thật sạch. Chỉ cần lau dọn sạch sẽ bụi bẩn tích trong bộ lọc, có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn, bạn cũng nên lưu ý chọn những đơn vị bảo hành hoặc có dịch vụ vệ sinh máy lạnh tốt và chu đáo.
Kiểm tra ống dẫn:
Cần đảm bảo rằng ống dẫn ga được đặt một cách hợp lý và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi bụi bẩn bám trong các ống dẫn hay ống dẫn bị rò rỉ cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, làm tốn rất nhiều điện năng.
Sắp xếp lại đồ đạc để không chắn tầm lưu thông gió
Mặc dù máy lạnh có những tấm tản gió giúp đưa khí mát đến đúng hướng mình cần nhưng tốt nhất bạn nên xếp gọn đồ đạc để không làm cản hướng gió, nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhanh mát hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý
Từ 25 đến 28 độ C là nhiệt độ thích hợp để máy lạnh của bạn có thể hoạt động một cách tối ưu nhất, không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp (do nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài không chênh lệch quá lớn). Việc cài đặt nhiệt độ thích hợp cho chiếc máy lạnh của bạn sẽ tiêu hao đến hơn 40% năng lượng nữa.
Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng
Nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài khi sử dụng máy lạnh. Ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, do vậy, máy lạnh cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Việc che kín phòng sẽ ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng làm nhiệt độ phòng tăng lên quá cao.
Không nên tắt máy lạnh nếu bạn phải ra ngoài không quá lâu
Tại sao không nên bật tặt máy lạnh liên tục? Vì nó sẽ làm máy lạnh phải tiêu tốn một lượng điện đáng kể để khởi động lại và làm lạnh phòng lại từ đầu. Tốt nhất bạn hãy tăng nhiệt độ máy lạnh lên nhiệt độ cao nhất (30 hoặc 32 độ) và đóng tất cả cửa sổ, mành rèm lại. Khi quay trở lại, có thể bạn sẽ thấy nóng trong vài phút nhưng hơi nóng tỏa ra cũng không quá lớn đến mức mà máy lạnh của bạn phải hoạt động để làm mát lại từ đầu.
Nên kết hợp sử dụng quạt cùng với máy lạnh
Mặc dù chúng ta dùng máy lạnh để làm mát, tuy nhiên dùng quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng, điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn. Thêm vào đó, quạt sử dụng điện ít hơn máy lạnh nên kết hợp cả hai thiết bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.